TÓM TẮT THÔNG TIN CẦN THIẾT CHO CHUYẾN DU LỊCH CAMPUCHIA

Posted by NGUOILIEMSI on 19:25 with No comments



















84.8) 39331978  - Fax: (84.8) 39331979
Email: vtv.hanoi@vietravel.com.vn
Website: www. travel.com.vn


                 Văn phòng chính:
                  Địa chỉ: 03 Hai Bà Trưng, Hà Nội     Tel: (84.43) 933 1978  – Fax: (84.43) 933 1979




                                      Website: http://www.vietravel-vn.com & http://www.travel.com.vn
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------                                            
TÓM TẮT THÔNG TIN CẦN THIẾT CHO CHUYẾN DU LỊCH
CAMPUCHIA 4 ngày 3 đêm (từ 15 tháng 11 – 18 tháng 11 năm 2013)

  1. Thông tin về hướng dẫn viên.

HDV
Họ & tên
Điện thoại
Việt Nam
( đi suốt tuyến cùng đoàn)
TRẦN ANH DŨNG
Việt Nam    : 0913534028
Campuchia :
Campuchia
( HDV địa phương)
Mr Nara
+855 97 9555 077

  1. Thông tin chuyến bay & địa điểm tập trung.

Ngày
Hành trình bay
Ký hiệu
chuyến bay
Giờ bay – Giờ hạ cánh
 15/11/2013
Hanoi - Phnompenh
VN921
09:55 ( giờ VN) – 13:15 ( giờ địa phương)
18/11/2013
Siem Reap - Hanoi
VN840
19:05 ( giờ địa phương) – 20:55 ( giờ VN)

           + Giờ tập trung ra sân bay: 06h55 ngày 15/011/2013
           + Địa điêm tập trung: Công ty Vietravel Hanoi ( Số 03 Hai Bà Trưng, HN)
Nếu quý khách tự túc phương tiện lên thẳng sân bay, vui lòng có mặt tại Sảnh đi Quốc tế ( tầng II sân bay Nội Bài) lúc 07h55, sau đó liên lạc với HDV để tập trung cùng đoàn.
                 + Ngày về (18/11/2013): Xe của Vietravel Hanoi đón đoàn tại sân bay & đưa đoàn về lại điểm hẹn cũ.

  1. Thông tin khách sạn của đoàn.

Tại
Tên Khách sạn
Địa chỉ + Điện thoại KS
PHNOMPENH
     Frangipani Living Art Hotel
Địa chỉ:
Điện thoại:
SIEM REAP
Kingdom Angkor Hotel     
Địa chỉ:
Điện thoại:

  1. Thông tin về thời tiết.

Thời tiết cuối tháng  8/2013, đầu tháng 9/2013 tại Campuchia:
-        Phnom Penh: Nhiệt độ ban ngày khoảng 26 – 31˚C, có thể có mưa, ban đêm thời tiết mát mẻ hơn.
-        Siem Reap: Nhiệt độ cao hơn Phnom Penh 2 – 4˚C.
     Quý khách nên chuẩn bị quần áo dành cho mùa hè khi đi tour, nếu ai không chịu được lạnh có thể mang theo quần áo thu đông vì trong khách sạn, nhà hàng và trên xe ô tô để điều hòa khá lạnh. Nên mang theo ô khi đi du lịch thời điểm này.
    
  1. Thông tin về múi giờ.

Giờ Campuchia và giờ Việt Nam cùng giờ (GMT+7).
           

  1. Thông tin về tiền tệ.

Đơn vị tiền tệ của Campuchia là đồng Riel ( mã tiền tệ: KHR)
Tỉ giá tham khảo : 1 USD ~ 4.029 Riel  , 100 Riel ~ 518  đồng VN
     Tuy nhiên tại Campuchia tiền đô la Mỹ ( USD) được sử dụng rất phổ biến. Quý khách đi du lịch nên chuẩn bị tiền USD lẻ ( 1 USD, 2 USD, 5 USD, 10 USD, 20 USD, 50 USD) để tiện chi tiêu.

  1. Thông lệ về tiền tip cho HDV & LX địa phương.

      Theo thông lệ quốc tế, Quý khách nên tip cho HDV và lái xe địa phương bằng tiền Riel hoặc đô la Mỹ ( USD) với giá trị tương đương 65.000 VNĐ/người/ngày.

  1. Thông tin về ĐSQ Việt Nam tại Campuchia.

- Ðịa chỉ: Số 436 Monivong, Phnom Penh.
            - Ðiện thoại: 36 47 41; Fax: 36 23 14
      - Code: 00-855


========d³c========


























Thông tin bổ sung cho chuyến tham quan CAMPUCHIA
THÔNG TIN CHUNG.
TT
Mục
Nội dung
1
Tên nước
Vương quốc Campuchia
2
Thủ đô
Phnom Penh
3
Vị trí địa lý
Là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông
4
Diện tích
181.040 km²
5
Dân số
14,8 triệu người ( số liệu ước lượng năm 2011)
6
Dân tộc
Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức. Số còn lại là người Việtngười Campuchia gốc Hoangười Chàm và người Thượng sống tập trung ở miền núi phía bắc và đông bắc.
7
Tôn giáo
Phật giáo Theravada hay còn gọi là Phật giáo nguyên thủy bị Khmer Đỏ hủy diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức, với khoảng 95% dân số. Phật giáo Đại thừa Bắc tông chủ yếu tập trung trong cộng đồng người Việt và người Hoa. Hồi giáo và đạo Bà la môn ở các cộng đồng ChămKi-tô giáo chiếm khoảng 2% dân số...
8
Ngôn ngữ
Tiếng Khmer, ngoài ra tiếng Pháp & tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi như ngôn ngữ thứ 2.
9
Tiền tệ
Đồng Riel
10
Quốc khánh
09/11/1953

1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CAMPUCHIA:
Campuchia là một quốc gia có lịch sử và nền văn hóa lâu đời trên bán đảo Đông Dương.
Năm 1863, Campuchia bị thực dân Pháp xâm chiếm, biến thành đất bảo hộ. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, Campuchia bị Nhật chiếm đóng. Năm 1945, sau khi Nhật bại trận, Campuchia lại bị Pháp đô hộ trở lại.  Ngày 9-11-1953, Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Campuchia. Tháng 4-1955, Norodom Sihanouk nhường ngôi Vua cho cha là N.Suramarith để thành lập Cộng đồng xã hội bình dân.
 Cộng đồng xã hội bình dân giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tháng 9-1955, Norodom Sihanouk trở thành Thủ tướng. Năm 1960, khi Quốc vương N.Suramarith qua đời, N.Sihanouk được bầu làm Quốc trưởng Campuchia.
 Tháng 10-1970, Lon Nol và Sirik Matak được sự trợ giúp của Mỹ tiến hành đảo chính lật đổ N.Sihanouk, thành lập “Cộng hoà Khmer.”
 N.Sihanouk và Hoàng tộc sang sống lưu vong tại Trung Quốc, sau đó thành lập Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Campuchia (FUNK) và Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Vương quốc Campuchia (GRUNK).
 Ngày 17-4-1975, nhân dân Campuchia giành lại độc lập. Sau đó tập đoàn Pol-Pot Yeng Sary (tức Khmer đỏ) thi hành chính sách diệt chủng cực kỳ tàn khốc, tàn sát hàng triệu người vô tội.
 Ngày 2-12-1978, Mặt trận Giải phóng Dân tộc Campuchia ra đời do ông Heng Samrin làm Chủ tịch.
 Ngày 7-1-1979, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân Campuchia đã đứng lên lật đổ chế độ diệt chủng Pol-Pot Yeng Sary, thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia, năm 1989 đổi thành “Nhà nước Campuchia” (SOC).
 Ngày 23-10-1991, Hiệp định Hòa bình Pari về Campuchia được ký kết giữa 19 nước và 4 phái Campuchia tại thủ đô Paris (Pháp).
 Ngày 24-9-1993, Hiến pháp mới được phê chuẩn, đặt tên nước là Vương quốc Campuchia.

2. PHONG TỤC – VĂN HÓA – LỄ HỘI:
- Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ. Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Trong lịch sử Campuchia, tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa. Trải qua gần 2000 năm, người dân Campuchia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc đáo với các tín ngưỡng hỗn hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo Ấn Độ như Phật giáo và Hindu giáo. Nền văn hóa và văn minh Ấn Độ bao gồm cả nghệ thuật và ngôn ngữ đã vươn đến lục địa Đông Nam Á khoảng vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Người ta cho rằng, những nhà buôn đi bằng đường biển đã mang phong tục và văn hóa Ấn Độ đến các cảng dọc theo Vịnh Thái Lan và vùng Thái Bình Dương khi họ buôn bán với Trung Quốc. Quốc gia đầu tiên hấp thụ nền văn hóa và văn minh này là Phù Nam. Vào những thời điểm nhất định, Cao Miên cũng hấp thụ các yếu tố của văn hóa Java, Trung Hoa, Lào và Thái Lan.
- Đa số dân Campuchia (gần 90%) là người Khmer và một tỷ lệ lớn hơn thế nói tiếng Khmer. Các ngôn ngữ khác được sử dụng ở Campuchia có: tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Việt và tiếng Anh (đang ngày càng trở nên phổ biến).
- Campuchia có 90% dân số theo Phật giáo Thượng toạ bộ, và phần đa số còn lại theo Hồi giáo, thuyết vô thần, hoặc thuyết vật linh.
- Tết giống tết Thái: 13, 14, 15 tháng 4 và được nghỉ 03 ngày. Sau Tết thanh niên có phong tục đi tu 01 ngày/ năm. Tết nửa năm vào giữa tháng 10, người dân có thói quen đem cơm vãi chùa.
- Cách chào truyền thống của người Campuchia là someyar, một cử chỉ rất lịch sự và tôn kính. Someyar là cách chào để cả bàn tay trước ngực, đầu hơi cúi nhẹ xuống. Cách chào someyar thường được dùng với những người lớn tuổi hơn bạn.
- Hai người khác giới nắm tay hoặc khoác tay ở nơi công cộng là điều không thể chấp nhận ở Campuchia. Ngay cả những cặp vợ chồng cũng không chạm vào nhau ở nơi công cộng. Phụ nữ Campuchia hiếm khi đi ra ngoài uống bia rượu, khiêu vũ thậm chí ăn uống. Tuy nhiên, đàn ông Campuchia lại hoàn toàn khác, họ đi ra ngoài, ăn uống và tiệc tùng khắp mọi nơi.
- Khi đến thăm đền chùa, cần mặc quần áo chi kín vai và chân. Cởi mũ khi đi qua cổng đền và cởi giày trước khi đi vào bất cứ tòa nhà nào.
- Nếu ngồi trong một ngôi đền, hãy ngồi khép chân về một bên, đừng ngồi vòng tròn chân và đừng dùng tay hay chân chỉ vào ảnh Phật.
- Các thầy tu không được phép chạm vào phụ nữ, vì thế nếu bạn là phụ nữ, hãy cẩn thận khi đi cạnh các thầy tu, và tránh ngồi cạnh thầy tu trên các phương tiện giao thông công.

LỄ HỘI
Người Campuchia cũng giống như các quốc gia khác đều sử dụng lịch Tây. Tuy nhiên, trừ một số ngày lễ của người Khmer, họ sử dụng lịch Campuchia như ngày lễ Tết, lễ nhập điền hay lễ cầu hôn. Lịch Khmer có thể sớm hay muộn hơn lịch Tây tùy vào thời điểm của năm. Dự giao thoa về văn hóa và dân cư khiến cho một số ngày lễ của Campuchia có thêm một số ngày lễ như Tết Việt Nam và Trung Quốc, tết Đoan Ngọ …
    * Ngày 07 tháng 01 hàng năm: ngày giải phóng đất nước khỏi chế độ Khmer Đỏ.
    * Ngày 13, 14, 15 tháng 4 năm 2008: ngày tết của người Khmer
    * Ngày 13, 14, 15 tháng 5 hàng năm: sinh nhật nhà vua Sihamoni
    * Ngày 19 tháng 5 năm 2008: ngày lễ Phật giáo năm 2007 trùng với ngày Quốc tế lao động.
    * Ngày 23 tháng 5 năm 2008: ngày lễ cầu mùa Hoàng Cung
    * Ngày 18 tháng 6 hàng năm: ngày sinh nhật Hoàng thái hậu Norodom Monineath Sihanouk
    * Ngày 24 tháng 9 hàng năm: ngày hiến pháp quốc gia
    * Ngày 28, 29, 30 tháng 09 năm 2008: ngày báo hiếu cha
    * Ngày 23 tháng 10 hàng năm: ngày ký hiệp định hoà bình Paris
    * Ngày 29 tháng 10 hàng năm: ngày nhà vua đăng quang
    * Ngày 31 tháng 10 hàng năm: ngày sinh nhật Thượng hoàng Sihanouk
    * Ngày 09 tháng 11 hàng năm: ngày Quốc khánh
    * Ngày 11, 12, 13 tháng 11 năm 2008: ngày lễ hội rước nước, đua thuyền.
    * Ngày 10 tháng 12 hàng năm: ngày lễ nhân quyền

3. KINH TẾ:
Campuchia là nước nông nghiệp. Nông nghiệp, dệt may, du lịch và khai khoáng là những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Trong mấy năm gần đây, Campuchia là một trong những nước trong khu vực đạt mức tăng trưởng cao.
Ngân sách tăng bình quân 10%/năm. Xuất khẩu và du lịch tăng trưởng mạnh từ 15-20%/năm. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng như điện, nước, cầu đường, thủy lợi, thủy điện được xây dựng.
Đặc biệt, sản xuất lương thực liên tục tăng đảm bảo đủ nhu cầu trong nước và có khả năng xuất khẩu gần 2 triệu tấn gạo/năm.
Đầu tư nước ngoài tuy không ổn định, nhưng nhìn chung có xu thế ngày càng tăng, ước đạt bình quân trên dưới 2 tỷ USD/năm.
  - Về công nghiệp: Tổng giá trị các sản phẩm công nghiệp chiếm 30% GDP.
 Sản phẩm công nghiệp chính: hàng dệt, bột gạo, sản phẩm nghề cá, gỗ và các sản phẩm gỗ, cao su, ximăng, đá quý.
 - Về nông nghiệp: Tổng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiếm 29% GDP.
  - Sản phẩm nông nghiệp chính: gạo, caosu, ngô, rau, hạt điều, bột sắn.
  - Về dịch vụ-du lịch: Tổng giá trị lĩnh vực dịch vụ chiếm 41% GDP.
  - Xuất khẩu:
 Mặt hàng xuất khẩu chính: quần áo, gỗ, caosu, gạo, cá, thuốc lá, giày, dép, bít tất.
 Bạn hàng xuất khẩu chủ yếu: Mỹ (53,9%), Đức (7,7%), Canada (5,9%), Việt Nam (4,5%).
 - Nhập khẩu:
 Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: sản phẩm dầu mỏ, thuốc lá, vàng, nguyên liệu xây dựng, máy móc, xe máy, sản phẩm thuốc.
 Bạn hàng nhập khẩu chính: Thái Lan (26,8%), Việt Nam (19%), Trung Quốc (14,5%) , Hongkong (8,1%), Singapore (6,9%)

4. THỜI TIẾT:
- Một năm có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình thường cao hơn tpHCM 20C ứng với giai đoạn đó.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5. Tháng 5 & tháng 6 là 2 tháng nóng nhất trong năm.
- Mùa mưa ở Campuchia kéo dài từ tháng 6-10. Mực nước sông thời gian này tăng lên rõ rệt, nhất là vào tháng 9, 10.
- Từ cuối tháng 3 đến hết tháng 7 không nên đi tàu thủy trên Biển Hồ vì Biển Hồ mực nước xuống thấp.

5.GIAO THÔNG CÔNG CỘNG:
- Giao thông ở Campuchia theo chiều tay lái thuận (Tay phải giống Việt Nam).
- Trả tiền bằng USD lẻ.
Xe buýt:
Chỉ có 1 loại xe buýt đi từ SiemRiep tới Phnom Penh và ngược lại. Không có xe buýt đi từng chặng nhỏ như tại TP.HCM.
Xe taxi:
Không có taxi. Chỉ có cho thuê loại xe  4 chỗ (có sẵn tài xế), Giá thuê khoảng 3 – 4 USD/giờ. Giá xe đi 1 ngày khoảng từ 100 – 120 USD (loại xe này chỉ chạy chặng đường dài).
Tuk Tuk:
Là 1 loại xe 3 bánh giống xe lam, là phương tiện vận chuyển hành khách đặc trưng của Campuchia.. Giá cước tùy theo thỏa thuận trước. Do đó nếu muốn sử dụng loại phương tiện này thì bạn cần phải thông thạo đường xá, biết tiếng Campuchia hoặc tiếng Anh để có thể trả giá. Tài xế xe tuk tuk thường hay nói thách nên tốt nhất hành khách trả giá bằng khoảng 50%-70%, mức giá cuối cùng có thể chấp nhận nên thấp hơn mức giá thách khoảng 30% - 40%. Bên cạnh đó, người có tuổi hoặc có bệnh tim, cao huyết áp không nên đi vì xe chạy rất nhanh và hơi ẩu.
Tại Siem Riep xe tuk tuk chở được 4 người và tại Phnôm Pênh xe tuk tuk lớn hơn nên có thể chở được 6 người.
Xe ôm:
Tương tự như ở Việt Nam. Quý khách cũng cần phải thông thạo đường xá, biết tiếng Campuchia hoặc tiếng Anh để có thể trả giá. Tài xế xe ôm cũng thường hay nói thách giống tài xế xe tuk tuk nên tốt nhất hành khách trả giá bằng khoảng 50%-70%, mức giá cuối cùng có thể chấp nhận nên thấp hơn mức giá thách khoảng 30% - 40%. Tài xế xe ôm không bao giờ chở 2 người và cũng không cho khách thuê xe, vì cảnh sát cấm người nước ngoài chạy xe máy.
Ghe, đò, tàu trên sông:
Tại Phnom Penh: Có chuyến tàu ngắm cảnh dọc trên sông Mekong. Tuy nhiên, Quý khách không nên đi chuyến tàu này vì sau khi hoàn tất, chủ tàu thường đòi phải trả cho họ cao hơn rất nhiều so với mức giá đã thỏa thuận ban đầu.
Tại Siem Riep: Quý khách có thể tự đi du lịch trên Biển Hồ, tuy nhiên Quý khách sẽ tốn rất nhiều tiền: đón xe tuk tuk ra khỏi thành phố đi đến Biển Hồ, mua vé tham quan, vé tàu, phí bảo hiểm. Tùy theo mùa, tùy theo số người đi mà số tiền đi tàu khác nhau. Thời gian cho 1 chuyến tham quan tính từ lúc Quý khách đón xe tuk tuk đi cho đến lúc về mất khoảng 2g 30 phút đến 3 giờ 30 phút.

6. CHUẨN BỊ HÀNH LÝ
a, nh lý ký gửi:
  • Vietnam Airlines cho phép 1 kiện hành lý ký gửi miễn cước trọng lượng không quá 20 kg. Tất cả hành lý đều phải khóa kỹ, ghi tên, địa chỉ, điện thoại.
  • Tất cả các vật dụng bằng kim loại như: kéo, móc khóa, bấm móng tay, dũa, bật lửa… đều phải để trong hành lý ký gửi.
  • Các loại nước hoặc gel dạng lỏng với dung lượng trên 100ml phải để trong hành lý ký gửi.
b, Hành lý xách tay:
·                  Quý khách được phép mang lên khoang 01 hành lý xách tay, không cồng kềnh, trọng lượng không quá 07 kg.
·                  Quý khách lưu ý: Đối với những chất lỏng dưới 100ml đang dùng như dầu gội đầu, sữa tắm, kem, thuốc đánh răng, nước uống; nếu muốn mang theo hành lý xách tay phải để trong túi nylon trong và bỏ ra ngoài trong khay kiểm tra.
·                  Để tiền bạc - tư trang quý giá, giấy tờ tài liệu quan trọng, địa chỉ liên lạc, hộ chiếu, thuốc men.
·                  Các giấy tờ quan trọng như: Hộ chiếu, tiền mặt và các tài sản cá nhân có giá trị lớn, đề nghị quý khách nên mang theo bên mình.
7. QUI ĐỊNH CỦA HÀNG KHÔNG & HẢI QUAN
Hướng dẫn viên sẽ phối hợp làm thủ tục xuất nhập cảnh và hải quan cho Quý khách tại các cửa khẩu. Tuy nhiên , Quý khách cần lưu ý một số điểm sau:
a) Hải quan Việt Nam: Qui định khi xuất cảnh không đem quá 5.000 USD hoặc các ngoại tệ giá trị tương đương, nếu quá số tiền trên phải có giấy xác nhận của Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam (hoặc quý khách có thể mang theo Visa Card – Master Card đều được). Khi nhập cảnh được miễn thuế: rượu trên 22 độ 1,5 lít, rượu dưới 22 độ 2 lít, đồ uống có cồn 3 lít, thuốc lá 400 điếu, xì gà 100 điếu, thuốc lá sợi 500 g, chè 5 kg, cà phê 3 kg, hàng hóa hợp pháp khác tổng trị giá không quá 300 USD, quần áo đồ dùng phục vụ chuyến đi.
-        Đối với các đồ vật quý có giá trị trên 300 USD như: Camera, máy chụp ảnh loại lớn, máy tính xách tay…cần khai báo với hải quan, tránh trường hợp phải đóng thuế khi nhập cảnh lại Việt Nam.
-        Khi nhập cảnh lại Việt Nam, nếu mang hàng hoá quá 300 USD thì phải nộp thuế theo quy định, lưu ý giá hàng hoá được tính theo mức giá thực tế tại Việt Nam (thông thường tivi cỡ 21 inch trở lên, tủ lạnh, máy giặt….trong danh sách nộp thuế).
-        Đối với Việt Kiều, người nước ngoài khi đi cần phải mang theo giấy khai hải quan và khi trở lại Việt Nam phải khai lại mẫu mới, cần mang theo ảnh (4x6) để làm Visa nhập lại Việt Nam.
-        Không mang tài liệu mật, tài liệu quốc gia khi xuất cảnh.
 b). Hải quan Campuchia:
TẠI SÂN BAY CAMPUCHIA HOẶC CỬA KHẨU VIỆT NAM - CAMPUCHIA
**Tại sân bay Campuchia
- Khi qua quầy kiểm tra Xuất nhập cảnh (XNC), Quý khách phải xuất trình hộ chiếu và tờ khai xuất nhập cảnh. Nhân viên làm thủ tục XNC sẽ giữ lại 1 phần tờ khai và phần còn lại sẽ được kẹp vào hộ chiếu của Quý khách cho đến ngày Quý khách rời khỏi.
- Quý khách theo sự hướng dẫn của trưởng đoàn để đến đúng nơi nhận hành lý ký gửi. Khi nhận hành lý, Quý khách nên kiểm tra thật kỹ để tránh lấy nhầm hành lý của người khác. Sau khi lấy xong hành lý, Quý khách theo trưởng đoàn, mỗi người cầm trên tay tờ khai hải quan để đưa lại cho nhân viên hải quan cửa khẩu.
Lưu ý: Vì sự an toàn của bản thân, tuyệt đối không lấy nhầm hoặc xách dùm hành lý cho người khác.
**Tại cửa khẩu Mộc Bài
- Quý khách cầm hộ chiếu, xếp hàng theo thứ tự chờ đến lượt đến quầy hải quan làm thủ tục nhập cảnh. Trường hợp khách nước ngoài chưa làm visa Campuchia, Quý khách cầm hộ chiếu và nộp 1 tấm hình 4x6cm cho hải quan, lệ phí visa là 25USD/khách.
- Sau khi làm xong thủ tục, Quý khách theo hướng dẫn của trưởng đoàn kéo hành lý đến cửa khẩu Campuchia (đi bộ khoảng 400 mét).

QUI ĐỊNH CỦA HÀNG KHÔNG VÀ HẢI QUAN CAMPUCHIA
- Ngoại tệ có thể được đem vào Campuchia nhưng số lượng tiền Campuchia không được quá 100.000KHR/người. Du khách hoặc những người không phải là người dân Campuchia nếu đem quá 10.000USD tiền mặt hoặc tương đương phải khai báo tại hải quan trước khi nhập cảnh để đảm bảo là được đem tiền ra khỏi Campuchia theo như số lượng khai báo.
- Các thủ tục check – in và kiểm soát XNC cũng tương tự như tại sân bay Việt Nam, Quý khách phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của trưởng đoàn.

Lưu ý: Quý khách không bao giờ xách hộ hành lý cho bất kỳ người nào, ngoại trừ hành lý của mình. Và khi điqua cổng hải quan, mỗi người phải tự mang hành lý của mình.
8. TRANG PHỤC

9. KHÁCH SẠN
- Khi đi ra ngoài mua sắm, Quý khách phải mang theo địa chỉ của khách sạn, số điện thoại của trưởng đoàn và của hướng dẫn viên Campuchia.
- Quý khách nên gửi hộ chiếu và vé máy bay lại cho trưởng đoàn gửi lai khách sạn để tránh thất lạc, Quý khách sẽ an tâm vui chơi trong suốt chuyến đi.
- Quý khách sẽ tự thanh toán mọi chi phí phát sinh ngoài chương trình như: các loại nước uống trong mini bar (tủ lạnh nhỏ trong phòng), giặt ủi, điện thoại ra ngoài… Riêng điện thoại từ phòng này sang phòng khác được miễn phí.
- Đồ dùng cá nhân cần mang theo: dép để đi trong phòng, bàn chải, kem đánh răng, lược…Ngoài ra cho chi phí giặt ủi cao, Quý khách nên mang theo bàn là nếu thấy mình cần ủi áo trước mỗi buổi đi chơi. Các vật dụng cá nhân khác Quý khách cũng nên cân nhắc để mang theo như: dao cạo râu, máy sấy tóc…
- Khi ra ngoài, Quý khách nên mang theo tiền bạc hoặc tư trang quí giá, hoặc gửi vào hộp an toàn (safe box) tại khách sạn. Tuyệt đối không để trong phòng.
- Cách sử dụng chìa khóa thẻ từ, điện thoại, tivi trong khách sạn, trưởng đoàn sẽ hướng dẫn cho Quý khách khi làm thủ tục nhận phòng.

10. ĂN UỐNG:
- Ẩm thực Campuchia, cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm.
- Ẩm thực Campuchia ảnh hưởng phong cách mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Hoa, hầu hết các món ăn có vị lạt, ngọt và béo. Món ăn Ấn Độ tìm thấy hầu hết ở các gia vị được dùng chủ yếu là cay như sa tế, ớt, tiêu, nhục, hồi v.v. Món ăn Trung Hoa được tìm thấy nhiều với vị lạt và khá béo, nhiều dầu mỡ nhất là mang phong cách ẩm thực vùmg Tứ Xuyên.
- Các món ăn trong nhà hàng rất ngon và hợp khẩu vị người Việt. Nhiều rau, quả, nước tương, nước mắm, ớt và tỏi bầm luôn được phục vụ trong các bữa ăn.Thức ăn theo kiểu Trung Hoa nhưng ít dầu mỡ. Có thể thưởng thức các món ăn Campuchia trong nhà hàng buffet, phục vụ ca múa nhạc truyền thống Afshara.
- Các món ăn thông dụng ở Campuchia như: Tomyam, đường thốt nốt, chè ngọt, cơm lam, hoa sầu đâu, côn trùng chiên, mắm bồ hóc, hủ tiếu Nam Vang.
Tomyam (đu đủ bào): là một loại gỏi được mỗi nước chế biến theo cách khác nhau. Ở Thái Lan thì có tôm khô, cà chua, đậu đũa, dưa chuột, tỏi, ớt …; ở Lào lại có thêm ba khía; còn ở Campuchia nó được chế biến lạt hơn và ít thêm nguyên liệu phụ mà nguyên liệu chính là đu đủ, ngoài ra còn có tôm khô, cà chuađậu đũadưa chuộttỏi, ớt …
Đường Thốt nốt: Giống như miền Nam Việt Nam có nhiều dừa, Campuchia đặc trưng với sự hiện diện của cây thốt nốt. Hình ảnh cây thốt nốt gắn bó với đời sống của người dân với nhiều công dụng. Lá thốt nốt dùng để lợp nhà, thân cây dùng làm cột. Nước thốt nốt ngọt, chắt lọc từ hoa thốt nốt nên hương vị rất tinh khiết, được nấu thành đường. Đường thốt nốt không chỉ dùng nấu chè, còn có thể nêm vào thức ăn, canh hay các món kho.Ngoài ra, nước thốt nốt còn chế biến thành một loại rượu nhẹ như rượu vang rất đặc biệt còn có tên gọi là Tức-thốt-chu (thốt nốt chua). Hơn 70% người dân Campuchia uống rượu Thốt Nốt.
Chè ngọt: Chè Campuchia rất ngọt, có rất nhiều loại chè khác nhau mà người Campuchia chế biến theo vùng địa phương mang khẩu vị rất lạ. Đặc biệt có món chè thốt nốt-một nguyên liệu lấy chủ yếu từ trái thốt nốt. Với hương vị béo ngậy của nước cốt dừa cùng với trái thốt nốt giòn tan sẽ làm thực khách nhớ mãi.
Cơm lam: là một loại xôi nếp được nướng trong ống tre cho hương vị ngon đặc biệt. Món cơm lam nhiều khi được người Campuchia còn trộn lẫn cùng với đậu phộng hay dừa làm cho hương vị xôi ngon nhưng không quá ngán. Nguyên liệu chính để làm xôi này chính là loại nếp thơm - một loại nếp sạch và thơm mà vùng miền quê Campuchia trồng theo kỹ thuật của Thái Lan, loại nếp lùn cho năng suất cao mà hạt nếp rất thơm và đặc biệt rất ít sử dụng thuốc trừ sâu.
Hoa sầu đâu: một loại hoa thu họach từ cây sầu đâu ra hoa trong khoảng những tháng từ tháng 12-1-2-3 là một loại hoa được xem là đặc sản của Campuchia. Loài hoa này mang vị khá đắng giống mướp đắng nhưng vị đắng mang tính trầm - có vị thuốc, ăn xong có cảm giác vị ngọt nơi đầu lưỡi. Hoa sầu đâu được chế biến món ăn là trộn chung với khô (khô mực, khô cá, khô nai) xé nhỏ gọi là "gỏi sầu đâu". Cách trộn món gỏi "hoa sầu đâu" nguyên liệu gồm: củ cải bào mỏng, dưa leo bào mỏng, nước mắm me, sau đó trộn cùng với hoa sầu đâu. Hoa sầu đâu khi trộn gỏi phải trụng sơ với nước sôi, tước bỏ xơ trên hoa rồi trộn chung với tất cả. Khô có thể trộn chung hoa là khô cá lóc, cá trê, cá sặc v.v. Cùng với "hoa sầu đâu" thì một số loại rau dân dã khá ngon khác được người dân Campuchia sử dụng như là một loại đặc sản như rau rừng, hoa lục bình, chùm ruộtbông súng v.v.
Côn trùng chiên: Loại thức ăn giàu đạm này được tìm thấy rất nhiều trên đất nước Campuchia. Người Campuchia rất thích dùng côn trùng đẻ chế biến nhiều món ăn. Từ dế cơm, trứng kiến đến con cà cuốngnhền nhện trong các món chiên, xào, dồn đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon. Đắt nhất vẫn là con cà cuống - một loại côn trùng có ích sống nhiều ở đồng ruộng Campuchia với hương vị thơm cay. Cà cuống hiện nay đang trên đà tuyệt chủng vì nạn săn bắt quá mức và do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng. Cà cuống hiện nay đang bày bán tại các chợ côn trùng Campuchia hầu hết đã được lấy túi hương ra, chỉ còn lại thân mà thôi, còn túi hương người ta sẽ bán riêng với giá khá cao.
Mắm bồ hóc: Một loại mắm chế biến theo nguyên tắc giữ được thực phẩm lâu bằng cách ướp muối và đường. Mắm bồ hóc, hay pohok được làm từ những con cá con tốt nhất, mổ ruột ướp muối rồi để trong tủ đậy kín, vài tháng sau mới đem ra ăn. Có thể nói đây là món ăn truyền thống được chế biến trong đời sống ẩm thực Campuchia và cả những dân tộc Nam phần Việt Nam có ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực Khơme. Ngoài ra, còn có nhiều món ăn khác không kém phần hấp dẫn như cá lóc quấn trong bẹ chuối và nướng trực tiếp trên bếp than. Khô cá trèn, khô cá lóc, đặc biệt cá amok hấp nước cốt dừa với cà ri có vị rất riêng Khmer. Trong các món xào như bò xào kruong, cá amok hấp, mắm bồ hóc đều có nước cốt dừa, nghệriềngchanh rừng, lá ngót và cà ri,v.v. Khác với mắm của Việt Nam, mắm bồ hóc rất mặn do chỉ ướp muối và không màu. Đây được xem là món ăn đặc sản của Campuchia. Mắm bồ hóc được người dân giữ lại lâu bằng cách ướp muối khi đánh bắt cá ở Biển Hồ không sử dụng hết và được dự trữ để dùng dần. Từ đó mắm đã trở thành món ăn không thể thiếu trong người dân. Mắm bồ hóc chính là tổ tiên của mắm cá Châu Đốc Việt Nam. Dựa theo nguyên tắc làm mắm bồ hóc, bà Giáo Khỏe, tên gọi thân mật của người dân An Giang dành cho bà đã cất công lặn lội sang Campuchia, mày mò và sáng tạo, cuối cùng bà đã sáng tạo một loại mắm mới mang phong cách rất riêng cho dân tộc Việt NamMắm Châu Đốc đa dạng hơn mắm bồ hóc gồm nhiều loại: mắm cá linh, mắm cá trèn, mắm cá chốt, mắm cá lóc, mắm cá sặc, v.v. Mắm Châu Đốc dễ ăn, thơm và màu sắc đẹp hơn mắm bồ hóc. Mắm bồ hóc có thể nấu bún nước lèo, nấu canh rất ngon ăn cùng rau ghém, hoa lục bình, bông súng, giá sống thái nhỏ cùng với thịt cá, ốc nấu nhừ chan vào.
Hủ tiếu Nam Vang: Hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia nhưng do người Hoa chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nuớc dùng sau đó cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Đây được xem là món ăn mà ai khi đến Campuchia cũng phải thưởng thức. Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực v.v. nhưng nhất thiết phải có thịt bằm. Không giống như hủ tiếu Trung Hoa và hủ tiếu Mỹ Tho của Việt Nam, hủ tiếu Nam Vang có vị ngọt của nước lèo chính là thịt bằm nhỏ khá đặc biệt.
Món nướng: Nếu vùng Siêm Riệp , người dân thích dùng món mắm Siêm Riệp và mắm Thái thì trái lại người dân Phnom Penh lại thích dùng các món chiên, nướng. Đặc biệt các món nướng được người dân ưu chuộng, từ gà nướng, cút nướng, thịt ba rọi nướng ,v.v. Buổi tối, người dân Phnom Penh thường đóng cửa hàng sớm, và họ tập trung tại các công viên, quảng trường hay các bờ sông, trải chiếu và cùng thưởng thức các món nướng này.
Trứng vịt: Vịt được người dân Campuchia nuôi trong điều kiện không nuôi thức ăn, chúng được nuôi thả rong và ăn các lọai thức ăn tự nhiên nên trứng vịt khi luộc cho ra lòng đào. Người dân Campuchia luộc và xỏ que nhìn như trái sapoche. Trứng vịt luộc được bán từng chục hay từng quả kèm muối tiêu là món ăn mà du khách tìm thấy rất nhiều khi đến với đất nước Campuchia.

11. TIỀN TỆ:
Đơn vị tiền tệ của Campuchia là Riel
- Tiền giấy có trị giá: 50, 100, 500, 1.000, 5.000, 10.000, 50.000 và 100.000 Riel.
- Tiền USD sử dụng phổ biến ở khắp mọi nơi. Giá cả tại siêu thị được niêm yết bằng tiền USD.
- Có thể mang theo tiền Việt vì tiền Việt sử dụng được một số nơi ở Campuchia (nơi cộng đồng người Việt mua bán) Tiền Việt chỉ có thể đổi tại 2 nơi: Cửa khẩu Mộc Bài và bến phà Neak Lương.
- Đổi tiền USD sang tiền Riel có thể đổi tại rất nhiều nơi như: ngân hàng, khách sạn, quầy đổi tiền tại trung tâm mua sắm hoặc bên lề đường, tiệm vàng … Tuy nhiên tốt nhất nên đổi tại ngân hàng vì tỉ giá qui đổi ở đây là cao nhất.
- Các loại ngoại tệ khác tốt nhất cũng nên đổi tại Ngân hàng. Nhưng ngân hàng ở Campuchia lại rất ít vì thế tốt nhất nên chuẩn bị sẵn đô la lẻ từ Việt Nam hoặc đổi sẵn tiền Việt sang tiền Riel.
Lưu ý:.
Cần chuẩn bị nhiều Đô la Mỹ lẻ để tiện việc mua sắm. (1$, 2$, 5$, 10$,...)
Nên đem theo một máy tính cá nhân nhỏ để tiện việc tính toán khi mua sắm.
NGÂN PHIẾU DU LỊCH / THẺ TÍN DỤNG
- Campuchia rất ít xài Ngân phiếu Du lịch (travel cheque).
- Ngân phiếu du lịch bằng Đô la Mỹ có thể qui đổi thành tiền mặt ở các ngân hàng địa phương hoặc điểm thu đổi ngoại tệ nào.
- Ngân phiếu du lịch bằng những ngoại tệ khác nên đổi tại các ngân hàng Campuchia vì trị giá qui đổi ở đây cao nhất (bạn cần xuất trình hộ chiếu).
- Các loại thẻ tín dụng quốc tế chủ yếu như American Express, Master Card, Visa Card, JCB và Dinner Club được chấp nhận thanh toán tại các Ngân hàng, Nhà hàng và các cửa hiệu rất lớn ở Campuchia.
- Các Ngân hàng Campuchia và các Ngân hàng nước ngoài trên khắp đất nước cung cấp các loại dịch vụ tiêu chuẩn. Giờ làm việc từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu, trừ những ngày lễ.

12. NGÔN NGỮ
- Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer là ngôn ngữ chính thức, thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á. Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 3% dân số. Dân tộc Chăm, theo đạo Hồi là nhóm sắc tộc thiểu số lớn nhất. Các nhóm sắc tộc thiểu số khác sống tại các khu vực miền núi và cao nguyên.
- Tiếng Pháp và Tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Phần lớn trí thức mới của Camphuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kính tế, văn hóa ba nước Đông Dương.
- Một câu xã giao thông dụng của người Campuchia:
·        Xin chào (đàn ông nói) ................................................................................................. Chum riêp sua
·        Vâng...................................................................................................................... Bát (Nam) / Tga (Nữ)
·        Không.................................................................................................................................................... Tê
·        Được.................................................................................................................................................... Ban
·        Cám ơn......................................................................................................................................... Ós Kun
·        Xin lỗi......................................................................................................................................... Sôm Tốs
·        Tạm biệt............................................................................................................................. Chùm riêp lia
·        Bao nhiêu? ............................................................................................................................ Poun man?
·        Đắt quá ! .................................................................................................................................. Thlay nắs

13. MUA SẮM:
**Siem Reap:
·        Chợ cũ (Phsar Chas đọc là Sacha): hàng lưu niệm tại chợ này rất phong phú và đa dạng, ngoài ra còn có thể tìm mua bộ sưu tập các mặt hàng đồ bạc và nhạc cụ. Đặc biệt, du khách có thể tìm mua các đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống và xem tận mắt qui trình làm ra các sản phẩm này.
·        Khu Stung Siem Riep (khu Tây uống cafe, còn gọi là khu phố đi bộ)
·        Khu Socsa Palace (gần Sacha: café, bar, vũ trường)
**Phnom Penh:
·        Siêu thị lớn Sorya (đủ loại hàng hóa) từ 8:00 am đến 8:30pm.
·        Hàng hiệu tại BS Center
·        Chenttomuk Park: công viên vui chơi giải trí, đang xây dựng khu casino: 16 tầng có siêu thị và khu vui chơi giải trí ở bên dưới.
·        Chợ Mới (New Central Market hay Phsar Thmey) mở cửa từ 8:00am đến 5:30pm: Quanh các tòa nhà chính là các cửa hàng bán Krama’s (các khăn quàng cổ sọc đỏ và trắng), hàng tiêu dùng, vải và sarong, hoa và các quần áo cũ thường được nhập từ Châu Âu và Mỹ. Tại khu phía tây đối diện đại lộ Monivong có nhiều cửa hàng bán đồ ăn chất lượng. Đây là khu chợ sạch nhất tại Phnom Penh tập trung nhiều loại sản phẩm nhất.
·        Tuol Tom Pong Market (Chợ Nga): tọa lạc tại góc đường 440 và 163, phía nam đại lộ Mao Tse Tung, đây là nơi tốt nhất trong thị trấn để tìm mua hàng lưu niệm, với nhiểu loại đồ cổ cả thật lẫn giả. Các mặt hàng bày bán tại đây gồm các tượng Phật thu nhỏ, vải lụa, đồ trang sức bạc, đá quý, video, bánh kẹo ... Các loại quần áo như áo thun, quần tây, áo khoác hay giày dép được bày bán với giá rất phải chăng.
·        Psar O Russei: hoàn toàn khác với Chợ Nga dù tên chợ có chữ “Russei”. Chợ này tọa lạc trong một ngôi nhà lớn mày vàng, bên ngoài trông giống như một siêu thị mua sắm nhỏ, nằm kế bên Capitol Tours và về phía đông của Sân vận động Olympic và nằm gần đại lộ Monivong. Các loại mặt hàng được bày bán nơi này chủ yếu là các loại thực phẩm đắt tiền, đồ nữ trang làm bằng các hạt ngọc nhân tạo, các vật dụng cho nhà tắm, các loại quần áo mới và cũ, một số dụng cụ điện …
Mẹo mua sắm: Tại các cửa hàng Bách Hóa, các siêu thị và 1 vài cửa hiệu ở Campuchia giá bán hàng là cố định, nhưng nhiều nơi khác, Quý khách có thể trả giá. Không có qui tắc chung trong việc trả giá, vì nó tùy thuộc vào khả năng ngã giá của người mua và thiện chí của người bán, nhưng mức cuối cùng thường thấp hơn mức giá đưa ra ban đầu khoảng 30%. Điểm cốt yếu của người Campuchia nói chung là thích người lịch sự, vui tính nên có khuynh hướng giảm giá nếu khách tỏ ra dễ mến.
Lưu ý:
- Khi mua các đồ thủ công địa phương, cần lưu ý hàng thật giả. Trong hầu hết các đồ thủ công này, nhất là các mặt hàng chạm khắc, các sản phẩm đồ vải lụa và các đồ bạc đều được làm bằng tay, tạo cho mỗi sản phẩm này sự độc đáo.
- Quý khách nên cân nhắc kỹ và chịu trách nhiệm về giá cả cũng như chất lượng món hàng trước khi quyết định mua.
- Kiểm tra lại tiền thối sau khi mua hàng.
- Quý khách nên lưu ý bảo quản tài sản cá nhân của mình khi đi vào những khu chợ đông đúc.
- Khi gặp phiền phức với người điạ phương, không nên tự giải quyết một mình, liên lạc ngay với trưởng đoàn hoặc hướng dẫn viên địa phương, khách sạn mà mình đang ở hoặc đồn cảnh sát gần nhất để được giúp đỡ.

14. ĐIỆN THOẠI
Từ Việt Nam gọi đi Campuchia:
Gọi điện thoại cố định Campuchia:  00 + 855 + *******
Từ Campuchia gọi về Việt Nam:
Gọi điện thoại cố định TpHCM:   001 + 84 + 8 + *******
Gọi điện thoại cố định Hà Nội:     001 + 84 + 4 + *******
Gọi điện thoại cố định các tỉnh:    001 + 84 + Mã tỉnh + ******
Gọi điện thoại di động MobiFone:001 + 84 + 90******* hoặc 001 + 84 + 122******
Gọi điện thoại di động VinaFone: 001 + 84 + 91******* hoặc 001 + 84 + 123******
Gọi điện thoại di động SFone: 001 + 84 + 95*******
Gọi điện thoại di động Viettel : 001 + 84 + 98****** hoặc 001 + 84 + 169******
- Tại Campuchia chỉ có các buồng điện thoại công cộng, khi Quý khách đến đó thì đứng trước cửa buồng và nói telephone, sẽ có người chạy tới. Họ sẽ đưa cho Quý khách điện thoại di động, Quý khách đọc số điện thoại cho họ, Quý khách trò chuyện xong thì căn cứ vào số phút gọi mà tính tiền. Giá: 1 – 1.5 USD/1 phút. Lưu ý: Số phút luôn được tính tròn, nếu chưa đến 1phút vẫn tính tiền là 1phút. Ví dụ Quý khách chỉ nói có 10giây cũng bị tính tiền như 1 phút.
- Ở Campuchia. Có bán SimCard. Tuy nhiên Quý khách phải nhờ HDV mua giùm vì SimCard chỉ bán cho người bản xứ, nếu là khách du lịch phải xuất trình giấy tờ nhiều rất phiền phức. 1 bộ SimCard giá 20$, gọi về Việt Nam nói chuyện được 50 phút.

15. NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHÁC:
- Tuân thủ giờ giấc đã thông báo của trưởng đoàn và HDV địa phương, mọi hậu quả gây ra do sự chậm trễ của cá nhân phải do cá nhân đó chịu trách nhiệm trước tập thể đoàn.
- Không tự ý tách đoàn, mọi thay đổi phải báo trước cho trưởng đoàn và HDV địa phương.
- Trong hành lý tư trang để tại khách sạn, Quý khách lưu ý khoá lại hành lý cẩn thận trước khi rời khách sạn, không nên để các đồ có giá trị lớn hoặc tiền bạc trong hành lý để tại khách sạn.
- Nên giữ namecard khách sạn nơi lưu trú để phòng khi lạc đường. Thông báo với trưởng đoàn và HDV khi không tham quan theo chương trình và hẹn điểm gặp sau đó.
- Đừng quên mang các loại thuốc thông thường từ nước nhà vì ra nước ngoài mỗi khi mua thuốc là phải có đơn của bác sĩ và giá thì rất đắt.
- Chú ý giữ vệ sinh công cộng, không hút thuốc nơi có biển báo cấm, tiền phạt cho vi phạm này khá cao.


Kính chúc Quý khách có một chuyến tham quan vui vẻ!



Những điều cần biết khi đi du lịch campuchia
Campuchia hiện là một trong những quốc gia Đông Nam Á phát triển mạnh về du lịch, hiện nay ngày càng nhiều du khách nước ngoài và Việt Nam đến tham qua du lịch Campuchia. Khi đi du lịch Campuchia bạn chuẩn bị hành trang và trang bị 1 số kiến thức để chuyến đi của bạn được thành công.
I. TRƯỚC KHI KHỞI HÀNH :

Hành lý nên mang theo:
  • Passport có giá trị trên 6 tháng
  • Tiền mặt USD (mệnh giá nhỏ 1,5,10,20)
  • Hình chân dung 4 x 6
  • Áo mưa họăc ô (dù)  và nón (mũ)      
  • Kem chống muỗi, kem chống nắng
  • Quần áo gọn nhẹ, dễ mang không cần là ủi
  • Dép xăng đan  hoặc giầy thể thao có thể leo trèo và không bị hỏng khi gặp mưa
  • Thuốc cá nhân.
  • Bảo hiểm du lịch

II. THỜI TIẾT : Campuchia có hai mùa rõ rệt

* Mùa khô: tháng 11- tháng 4 năm sau
- Nhiệt độ trung bình: 26-37 oC
- Độ ẩm: khoang 50-60%
-Diễn biến thời tiết trong ngày: Sáng : mặt trời mọc khoảng 5h sáng sau đó nắng bắt đầu từ 6h30:  Cả ngày: trời nắng, Tối và đêm trời mát.
* Mùa mưa: tháng 5 – tháng 11 hàng năm:

- Nhiệt độ trung bình: 22-32 oC

- Độ ẩm: 70-90%

- Diễn biến thời tiết trong ngày: trời có mưa hàng ngày, mưa thường là mưa rào xong rồi tạnh luôn, khí hậu khá mát vào ban đêm.

III. TIỀN MẶT và THẺ TÍN DỤNG:
  • Tiền Campuchia được gọi là tiền Riel , 1USD = 4,000Riel.
  • Tuy nhiên, quý khách không nhất thiết phải đổi từ USD sang tiền Riel vì có thể mua bất cứ đồ dùng gì bằng tiền USD. Quý khách nên mang theo tiền ÚD mệnh giá nhỏ để tiêu dùng.
  • Quý khách cũng có thể rút tiền mặt USD bằng thẻ tín dụng (VISA, MASTER) tại các máy ATM của ngân hàng ANZ Royal Bank ở Campuchia. Phí rút tiền khoảng 3%-4%.

IV. DỊCH VỤ Y TẾ:
Dich vụ y tế tại Capuchia chưa phát triển, chi phí cao. Quý khách nên mua bảo hiểm khách du lịch trước khi đi và tiêm phòng một số bệnh nhiệt đới (Viêm gan B, Viêm gan A, cúm)

V. VIỄN THÔNG & INTERNET:

Hầu hết các hãng điện thoại di động GSM của Việt Nam đều có thể roaming ở Cambodia. Quý khách phải đăng ký roaming với nhà cung cấp nếu muốn sử dụng tại Campuchia.

Hiện tại, Campuchia chưa phát triển dịch vụ bưu điện. Khi cần liên lạc với gia đình quý khách phải sử dụng dịch vụ điện thoại của khách sạn  hoặc dichj vụ điện thoại tư nhân dọc đường.

    Nhắn tin di động quốc tế : US$ 0.1/tin
    Gọi về Việt Nam               : US$ 1-2/phut (giá bên ngoài)

SIM điện thoại : GMS

Nếu quý khách muốn mua sim điện thoại, vui lòng liên hệ với Hướng dẫn viên địa phương nếu cần mua.

INTERNET :

    Internet Cafe  tuy chưa phát triển nhiều nhưng cũng có tại các khu trung tâm du lịch của thành phố.

    Gia : 1.500-4.000Riel/ 1tieng (~0.4-1USD)

    Wi-fi chưa phổ biến nhưng hầu hết có tại khách san 3* trở lên và sân bay, café wifi

VI. ĐIỆN :

-   Ổ cắm điện : chạc 2 – tròn hoăc dẹt

-   Dòng điện: 220V – 50Hz

VII. GIẢI TRÍ :

Disco, Bar, Cafe, Massge & Spa dành cho khách du lịch khá phổ biến, đẹp, lịch sự. Quý khách có thể tìm thấy tất cả các món ăn trên thế giới tại khu phố PUB STREET
VIII.  ĐẶC SẢN CAMPUCHIA, QUÀ LƯU NIỆM:

    Đặc sản : quý khách có thể mua Cá khô, Tôm khô Biển Hồ, đường Thốt Nốt.
    Quà lưu niệm, khác: Tốt nhất nên mua ở Phnom Penh – đồ trang sức bằng bạc, hang lưu niệm, quàn áo có in hình Angkor, quần áo Made in Cambodia của các hãng quần áo nổi tiếng, điện thoại di động,

Một số chú ý khác :


  • Quý khách vui lòng mặc cả giá trước khi mua hàng tại bất cứ đâu và kiểm tra kỹ hàng hoá trước khi lấy để  tránh bị hàng giả.
  • Quý khách vui lòng theo sự hướng dẫn của HDV khi vào các khu vực đền chùa có tính thiêng liêng với người campuchia.
  • Vì điều kiện khí hậu và thời tiết ban ngày rất nóng (có thể lên đến 40độC ngoài trời), quý khách vui lòng mặc quần áo thoáng mát, di giầy dép tiện lợi cho việc leo trèo, uống nước nhiều, luôn  mang theo mũ, nón và  không trèo lên những mặt đá qúa nóng,.
  • Trong suốt chuyến đi, để đảm bảo an toàn, quý khách vui long để lại trong két tại phòng hoặc gửi lễ tân khách sạn vé máy bay, hộ chiếu, đồ dùng có giá trị, tiền bạc. Vui lòng lưu số điện thoại khẩn phía trên đề phòng khi cần.
  • Vì khu vực đền Angkor luôn có rất đông khách đến thăm, trong trường hợp bị lạc đoàn, quý khách hãy đến gặp cảnh sát du lịch (luôn có  mặt  tại  các  khu đền) và  yêu cầu đưa quý khách đến nơi quý khách muốn.
  • Trong khu vực đền Angkor, hầu hết đều không bắt được sóng di động, quý khách chú ý để nếu cần liên lạc gấp với ai thi phải rời ra ngoài khu vực Angkor.
  • Tip: quý khách nên có một chút tiền thưởng cho mọi dịch vụ đã làm quý khách hài lòng nhưng điều này không bắt buộc.
THÔNG TIN CẦN THIẾT KHI ĐI DU LỊCH CAMPUCHIA
1/ KHÍ HẬU:
  • Khí hậu gần giống với Việt Nam.
  • Nhiệt độ trung bình từ 270C – 300C tùy theo mùa.
2/ TRANG PHỤC :
  • Gọn nhẹ để dễ di chuyển vì thời tiết nóng.
  • Nên mang giày thể thao hoặc giày vải vì quý khách sẽ đi bộ tham quan nhiều.
  • Nên mang theo nón, dù.
3/ TIỀN TỆ :
  • 1 USD = 4.000 RIEL có thể lên xuống tùy thời điểm.
  • Đồng Dollar Mỹ có thể sử dụng khắp nơi mà không cần đổi qua tiền RIel
4/ ĂN UỐNG :
Quý khách không nên mua những thức ăn lạ tránh tình trạng đau bụng và ngộ độc thức ăn.
5/ MUA SẮM :
  • Phải trả giá khi mua tại các gian hàng dọc đường.
  • Mua đúng giá tại các cửa hàng miễn thuế hoặc những cửa hiệu lớn (đã niêm yết giá bán).
  • Khi mua sắm hoặc dạo chơi nơi đông người nên cảnh giá với bọn móc túi.
  • Đa phần hàng hoá ở Campuchia đều từ Việt Nam và Thái Lan nhập vào với thuế xuất khá cao không có gì đặc biệt hơn ở VN nên quý khách chỉ nên mua một số quà lưu niệm khá rẻ ở quanh khu vực Đền Bayon.
  • Khi gặp phiền phức với người điạ phương, không nên tự giải quyết một mình, liên lạc ngay với trưởng đoàn hoặc hướng dẫn viên địa phương, khách sạn mà mình đang ở hoặc đồn cảnh sát gần nhất để được giúp đỡ.
6/. PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Không có Taxi mét như ở Việt Nam, Quý khách có nhu cầu thì liên hệ tại khách sạn thuê taxi 1 ngày hoặc nửa ngày theo giá thỏa thuận. Ngoài ra có xe Honda ôm (gọi là Moto Đúp) với giá rẻ. KKÔNG NÊN ĐI XE HONDA ÔM VÀO BAN ĐÊM
7/ ĐIỆN THOẠI :
  • Không nên điện trong Khách sạn vì giá cao
  • Nếu điện nên liên lạc với HDV địa phương mua card giá từ 5 đến 20 usd
  • Gọi về Việt Nam nhấn mã số 00184 rồi nhấn tiếp số điện thoại cần gọi.
  • Campuchia sử dụng điện như Việt Nam:220 Volt, sử dụng ổ cắm điện 2 chấu.
8./ NGÔN NGỮ:
Người Campuchia sử dụng tiếng Khmer, Hoa và tiếng Anh.
9./ AN NINH:
Đối với nước Campuchia hiện nay An ninh tạm ổn, khách không nên ra đường quá 12 giờ đêm tại PNH. Ở REP có cảnh sát du lịch khắp nơi tham quan và rất an toàn.
10/ QUI ĐỊNH CỦA HẢI QUAN
  • Được phép mang dưới 7000 usd. Nếu mang theo hơn phải khai báo.
  • Hạt xoàn trên 3 ly phải khai báo
  • Vàng trên 300 gr hoặc 8 lượng phải khai báo
  • Máy móc có giá trị trên 300 usd phải khai báo
  • Mọi thủ tục xuất nhập cảnh hải quan, hướng dẫn sẽ khai sẵn cho đoàn.
  • Khi đi Quý khách mang đầy đủ giấy tờ như Passport, giấy khai hải quan (giấy vàng), giấy xuất nhập cảnh (visa), vé máy bay (nếu có). Đối với khách làm visa vào Campuchia tại cửa khẩu thì mang theo 2 tấm hình 4x6. Nếu quý khách lấy visa tái nhập tại sân bay thì mang theo 1 tấm hỉnh 4x6 để làm thủ tục hải quan(nếu khách quên mang hình thì có thể chụp tại sân bay với giá là 2 USD.
Một số điều không nên làm khi đi du lịch campuchia


    Người Campuchia rất tôn kính nhà vua, hoàng hậu và hoàng gia. Vì thế, khách đến Campuchia cũng nên bày tỏ lòng tôn kính hoàng gia. Người Campuchia sáng sớm và chiều tối thường đọc kinh để tỏ lòng tôn kính đức vua của họ. Nếu có mặt khi người Cam đọc kinh, du khách cần phải có thái độ nghiêm túc theo họ. 
    Khi tham quan Cung điện Hoàng gia Campuchia, có những yêu cầu khắt khe như sau: nam phải mặc quần áo trang trọng, không mặc quần soọc và không mang dép lê; nữ ăn mặc kín đáo lịch sự, không mặc váy ngắn, quần áo mỏng, áo không cánh tay, quần bó, dép không quai hậu... Nếu vi phạm những qui định này sẽ không được vào tham quan. Trong bất kỳ trường hợp nào, phụ nữ cũng không được chạm hay đưa, nhận bất cứ vật gì trực tiếp cho các sư ông. 

    Phần đông người Cam theo đạo Phật. Hình tượng Đức Phật rất được tôn kính ở đất nước này. Du khách không nên mang giày dép vào những nơi có hình ảnh Đức Phật, không nên leo trèo lên bất kỳ tượng Phật nào và luôn ăn mặc nghiêm túc khi đến những nơi thờ cúng. Những hành động xúc phạm đến tín ngưỡng có thể bị phạt tù, không loại trừ cả đối với du khách nước ngoài. 

    Không xoa đầu người khác, dù đó là trẻ em. Đối với người Campuchia đầu là nơi thiêng liêng nhất. 

    Người Campuchia quan niệm chân bao giờ cũng là phần bẩn nhất nên khi ngồi khách tránh để chân lên bàn. Không được dùng chân để chỉ vật gì hay chạm vào thân thể người khác vì điều này bị xem là thô lỗ. Khi ngồi tréo chân nhất thiết không được để chân hướng về phía ai đó, đặc biệt là tượng Phật hay ảnh vua. Trước khi bước vào nhà người Cam, du khách phải bỏ giày dép ra. 

    Hầu hết các khách sạn ở Campuchia không trang bị kem đánh răng, bàn chải đánh răng, dép đi trong phòng. Vì vậy, đến Campuchia, du khách phải tự chuẩn bị những vật dụng này.